Trước đây có một số nhà sản xuất theo quy cách của mình hoặc cho một công ty độc quyền nào đó, trong quá trình sử dụng khách hàng hoặc công ty độc quyền đó muốn có thêm sản phẩm để sữ dụng thì khi mua hoặc thuê các đơn vị khác về thì không dùng được do không tương thích.
Các kích thước tiêu chuẩn thông dụng thường dùng hiện nay như sau:
Loại dàn |
Chiều cao |
Chiều rộng |
Dàn 1.70m |
1.70m |
1.25m |
Dàn 1.53m |
1.53m |
1.25m |
Dàn 1.20m |
1.20m |
1.25m |
Dàn 0.90m |
0.90m |
1.25m
|
Hai loại dàn 1.70m và 1.53m thường có đầu nối hoặc không có, loại 1.20m và 0.90m thường không có đầu do khi lắp dựng để đỗ sàn nối với kích đầu U để đỡ xà gồ. Còn nếu dùng làm sàn thao tác thường lắp phiá trên cùng để kê ván được bằng phẳng mà không vướng các đầu nối.
Giàn giáo khung H trước đây dân xây dựng thường gọi là giàn giáo Pháp hay Tiệp (gọi tắc Tiệp Khắc), có lẽ nó được nhập từ Tiệp Khắc, Pháp hay những nước Châu Âu. Kích thước khi nhập sang đây ban đầu thì không ai nhớ rõ. Cũng do thắc mắc tại sao có con số 1.53m, 1.25m nên tôi tìm hiểu so sánh thì thấy có sự trùng hợp nên đưa ra ngu kiến của mình để Anh Em cùng thảo luận xem có lý không nhé!
Ở Châu Âu hay Tiệp Khắc, Pháp họ dùng kích thước theo hệ inch (1inch=25.4cm)
- 6inch= 25.4cmx6=152.4cm Làm tròn 153cm=1.53m(chiều cao dàn 1.53m)
- 5inch= 25.4cmx5= 127cm làm chẳn=125cm=1.25m(chiều ngang tất cả giàn giáo)
Còn các kích thước khác như 1.70m tôi được biết lúc nhập sang Việt Nam ngoài giàn giáo loại 1.53m (thường được bắt ở tầng trên), còn có loại giàn giáo rất cao so với hiện tại có lẽ họ lấy từ kích thước 7inch=177.8cm, 8inch=203.2cm !?! (dùng bắt ở tầng dưới cùng) để công nhân thi công khỏi đụng đầu, thuận lợi cho việc thao tác và đi lại được dễ dàng. Nhưng sang Việt Nam do chiều cao trung bình khoảng từ 1.50 -1.65m nên có lẽ để tiện cho việc thi công và tránh đụng đầu khi đi lại người ta chế tạo ra dàn 1.70m từ đây?!?.
Còn loại dàn 1.20m và 0.90m thì sao? Có lẽ là do nhu cầu độ cao sàn thao tác hay chiều cao đỗ sàn mà ra thêm chiều cao đó?
Còn các loại giàn giáo như: nêm, chén, ringlock,…thường sản xuất ở trong nước theo kích thước chẳn. Đối với cây chống đứng thì có các loại: 1.0m, 1.50m, 2.0m, 2.5m, 3.0m. Còn các loại thanh giằng đều có các kích thước như: 0.55m, 0.95m, 1.15m, 1.45m. khi lắp ráp lại thì tính từ tim cây chống này sang tim cây chống khác sẽ là: 0.60m, 1.0m, 1.2m, 1.5m. Như vậy sẽ tiện lợi cho việc thiết kế phương án thi công hay lập dự toán khối lượng giàn giáo cần thiết để thi công công trình.
Trên đây là những thông tin do Tân An Phát tổng hợp để trả lời cho câu hỏi tại sao kích thước giàn giáo lại 1,53m mà không phải 1,50m. Mọi chi tiết liên quan đến kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, phương án thi công về phần giàn giáo, thiết bị xây dựng, Anh Em thi công hãy liên hệ với Công Ty Tân An Phát , chúng tôi sẳn sàng tư vấn, hổ trợ kỹ thuật một cách tốt nhất trong điều kiện cho phép.
CÔNG TY TNHH SX TM DV XD TÂN AN PHÁT
Mã số thuế: 0307223976
Địa chỉ: 58/11 Quốc Lộ 1A - Tiền Lân - Bà Điểm - Hóc Môn -Tp.HCM
(Mặt tiền quốc lộ 1A, cách ngã 4 Bà Điểm 500m hướng đi ngã 4 Gò Mây)
Hotline: 0908 909 908 - 0903 909 908
Email: tananphat70@yahoo.com.vn
Web: giangiaoanphat.com